“Sức khoẻ” của một tổ chức nằm ở sự khoẻ mạnh của đội ngũ nhân viên. Khi các tổ chức đang phải vật lộn với những thay đổi liên tục, nghĩa là nhân viên đang phải chống chọi với rất nhiều vấn đề, họ có thể gặp căng thẳng, và cuộc sống trở nên bất ổn. Thế nhưng thông thường, các công ty thường không có đủ nguồn lực cho việc thực sự hỗ trợ và chăm sóc nhân viên trong quá trình diễn ra sự thay đổi.
Trách nhiệm hỗ trợ nhân viên trong giai đoạn có quá nhiều sự thay đổi diễn ra là của ai? Là các nhà lãnh đạo, những người quản lý dự án hoặc bộ phận nhân sự.
Tuy nhiên, thông thường mọi người chỉ thực hiện các cuộc khảo sát nhân viên trong thời gian ngắn mà chưa tập trung thực sự vào quản trị sự thay đổi. Mặc dù điều đó không sai, nhưng chúng không xoáy vào trọng tâm của yếu tố tạo nên sự thay đổi thành công, đó là: mong muốn và hành động của từng nhân viên.
Nếu bạn đã từng tham gia khóa đào tạo nào đó về quản trị thay đổi, chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe nói: “Sự thay đổi chỉ xảy ra với mỗi cá nhân tại một thời điểm”. Nhưng thực tế, mọi người thường rất ít khi dành sự chú ý đến các cá nhân và quan sát cảm nhận của họ. Liệu họ có những mối quan tâm gì và cách điều chỉnh hành vi của họ có ảnh hưởng thế nào đến kết quả của sự thay đổi. Điều này cần phải có nhiều thời gian và kỹ năng mới có thể làm tốt.
Vì thế, các nhà lãnh đạo phải gánh nhiều áp lực trong việc dẫn dắt nhân viên vượt qua sự thay đổi, trong khi chính các nhà lãnh đạo vẫn thường không được hỗ trợ tốt. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về sự kết hợp và ứng dụng tỉnh thức trong quá trình quản trị sự thay đổi.
Mục lục
Tại sao chúng ta cần kết hợp sự quản trị thay đổi với tỉnh thức?
Tỉnh thức tại nơi làm việc có nhiều lợi ích: giúp quản lý căng thẳng, giúp suy nghĩ rõ ràng, giảm mâu thuẫn, tăng khả năng đưa ra quyết định… và còn nhiều điều tuyệt vời khác.
Quản trị sự thay đổi giúp đưa nhân viên và tổ chức đi từ điểm A ở hiện tại sang điểm B ở tương lai, và chúng ta hoàn toàn có kỳ vọng điều đó sẽ thành hiện thực. Nhưng các cá nhân trong tổ chức thường không nhận thấy điều này. Và nếu không nhận được sự ủng hộ từ mọi người, việc quản trị sự thay đổi sẽ gặp khó khăn và có thể thất bại.
Kết hợp thực hành tỉnh thức với kỹ thuật quản trị sự thay đổi có tác động rất mạnh mẽ. Dưới đây là một số lý do:
Thực hành tỉnh thức giúp các thành viên tăng khả năng tự nhận thức về cảm xúc, xu hướng phản ứng và hành vi của mỗi cá nhân. Những người bận rộn lại thường có xu hướng sống theo phương thức tự sinh tồn, họ không dành những khoảnh khắc yên tĩnh để tự suy ngẫm về những khó khăn mà họ đã phải trải qua trong cuộc sống. Họ thường cảm thấy lo lắng, nản chí và đau khổ. Họ không nhận ra những cảm xúc, phản ứng và hành vi của mình đang ảnh hưởng đến trải nghiệm của chính bản thân. Thậm chí, đó là cách người khác nhìn nhận về họ tại nơi làm việc. Hầu hết “những người chống đối” sẽ không coi mình là một người chống đối.
Thực hành tỉnh thức có thể giúp mỗi cá nhân tự quyết định cách họ muốn phản ứng với sự thay đổi. Khi bạn nhận ra rằng bản thân có quyền kiểm soát các phản ứng của chính mình, bạn sẽ cảm nhận được quyền lực to lớn của cá nhân. Tôi đang phản ứng như thế nào? Đây có phải là cách tôi muốn trở thành? Tôi có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với sự thay đổi không? Tôi muốn có kinh nghiệm nào hơn?
Thực hành tỉnh thức giúp nhân viên có sự an toàn về mặt tâm tý. Hầu hết mọi người không háo hức thảo luận một cách cởi mở về lý do khiến họ khó chịu hoặc làm họ thờ ơ với sự thay đổi. Tuy nhiên họ thường muốn tự mình khám phá thế giới theo cách của riêng mình.
Câu chuyện của Pacific Blue Cross
Câu chuyện thành công về việc ứng dụng tỉnh thức trong quá trình quản trị sự thay đổi - Chia sẻ của Wendy Quan, người sáng lập The Calm Monkey, là người dẫn đầu ngành, đào tạo và chứng nhận những người hướng dẫn thiền tỉnh thức tại nơi làm việc
Trong quãng thời gian Pacific Blue Cross trải qua dự án chuyển đổi lớn nhất trong lịch sử, tôi là người quản trị sự thay đổi cho tổ chức. Đó là một dự án kéo dài 7 năm, khó khăn kéo dài đã làm thay đổi tất cả các hệ thống, công việc, quy trình kinh doanh và cách tương tác với khách hàng.
Vào năm 2011, khi tỉnh thức tại nơi làm việc vẫn chưa được bất kỳ tổ chức nào để mắt đến, tôi đã bắt đầu thực hành thiền tỉnh thức cho đồng nghiệp vào giờ ăn trưa hàng tuần. Sau khi tự mình khám phá ra sức mạnh của việc thực hành tỉnh thức trong thời gian trải qua căn bệnh ung thư, các đồng nghiệp đã yêu cầu tôi dạy họ những gì tôi biết.
Và nó đã trở thành một câu chuyện thành công. 25% nhân viên của tổ chức (183 người) đã tham dự các lớp học thiền định, kéo dài 30 phút hàng tuần của tôi. Những lợi ích mọi người báo cáo đều là những điều tuyệt vời.
Các Giám đốc điều hành của chúng tôi coi dự án là một thành công trong việc quản trị sự thay đổi dù chúng tôi đã phải chịu đựng những khó khăn khá lớn về mặt công nghệ và quy trình kinh doanh từ dự án. Tuy vậy, các nhân viên vẫn bình tĩnh, tập trung vào việc giải quyết vấn đề và cam kết làm mọi thứ tốt hơn. Thiền tỉnh thức được coi là yếu tố đóng góp chính cho câu chuyện thành công về quản trị sự thay đổi này.
Nghiên cứu “Thoả thuận với sự thay đổi tỉnh thức”
Sau trải nghiệm tại Pacific Blue Cross, tôi đã khám phá thêm ý tưởng giúp mọi người vượt qua sự thay đổi bằng cách thực hành tỉnh thức.
Đầu năm 2018, tôi đã thực hiện một nghiên cứu công khai với giả thuyết là: Tích hợp các kỹ thuật quản trị sự thay đổi với thiền tỉnh thức giúp mọi người vượt qua những thay đổi khó khăn.
Tôi đã nhận được kết quả hơn mong đợi.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng đã yêu cầu những người tham gia nghe bản ghi âm về thiền của tôi. Bài thiền kéo dài 15 phút và họ phải nghe ít nhất ba lần trong khoảng thời gian hai tuần. Họ phải suy nghĩ về một thay đổi khó khăn mà họ đang trải qua, theo dõi tiến trình và báo cáo kết quả sau hai tuần.
83 người tham gia đã hoàn thành nghiên cứu và đưa ra phản hồi rất chi tiết và sâu sắc.
Những phát hiện chính của nghiên cứu là:
Tất cả những người tham gia, từ những người không tập thiền cho đến những người tập thiền đã có kinh nghiệm đều cho kết quả tích cực.
Theo như biểu đồ bên dưới, trước khi nghiên cứu tỷ lệ về khả năng đối phó với sự thay đổi thuộc mức Cao hoặc Rất cao chỉ là 10%. Con số này đã tăng đột biến lên 68% sau cuộc nghiên cứu.
Thực hành tỉnh thức giúp ích tích cực cho những thay đổi trong công việc và cuộc sống cá nhân.
72% - 89% cho biết nhận thức về cảm xúc và hành vi tăng lên, tăng khả năng quản lý bản thân, tăng khả năng bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc tích cực và tiêu cực.
Theo nhận xét của những người tham gia, điều này đã hỗ trợ họ ở một số khía cạnh trong việc đối phó với sự thay đổi đồng thời giúp họ trở nên kiên cường hơn. Bên cạnh đó, họ cũng có thể hỗ trợ bạn bè và đồng nghiệp thông qua việc thiền định.
Nghiên cứu cũng cho thấy nhiều lợi ích khác. Những người tham gia cho biết họ nhận thức rõ hơn về cảm xúc và hành vi của mình, họ có khả năng quản lý bản thân hơn thông qua sự thay đổi, họ cảm thấy bình tĩnh hơn, kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Các loại thay đổi mà người tham gia được chọn để thực hiện là sự kết hợp giữa các chủ đề công việc và cá nhân. Dưới đây là một vài loại thay đổi:
Liên quan đến công việc:
Các phòng ban đang được tổ chức lại hoàn toàn
Điều chỉnh một người quản lý mới
Tôi đã mất khách hàng lớn nhất của mình
Thu hẹp quy mô trong công ty
Mạnh mẽ hơn với vai trò lãnh đạo
Kết hợp hai công ty. Tranh chấp quyền lực ở khắp mọi nơi.
Liên quan đến cá nhân:
Các vấn đề sức khỏe
Các vấn đề về mối quan hệ với người bạn đời và mong muốn thay đổi cách giải quyết điều đó
Tác động của việc sức khỏe của cha mẹ già bị suy giảm
Quyết định lớn trong đời là nghỉ hưu và gặp khó khăn trong việc điều chỉnh
Đặt mục tiêu để sống khỏe mạnh hơn
Các kết quả đầy đủ của nghiên cứu được ghi lại trong tài liệu này.
Cách thức kết hợp giữa Thiền tỉnh thức và quản trị sự thay đổi
Thiền bao gồm một số kỹ thuật:
Thiền hướng dẫn người nghe một cách nhẹ nhàng nhưng tạo ra tác động mạnh mẽ thông qua việc nâng cao nhận thức về các phản ứng, cảm xúc và hành vi liên quan đến sự thay đổi khó khăn mà họ đã chọn.
Sau đó, thiền hướng dẫn cho họ việc xác định cách họ muốn phản ứng với sự thay đổi và đặt ra những ý định tích cực.
Thiền giải thích cho việc: Dù không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát được sự thay đổi, nhưng chúng ta luôn có quyền kiểm soát cách chúng ta chọn phản ứng với thay đổi.
Thiền khuyến khích điều chỉnh các quan điểm tiêu cực thành quan điểm tích cực đồng thời giúp họ xác định những gì họ sẽ học được từ sự thay đổi này.
Wendy Quan, người sáng lập The Calm Monkey, là người dẫn đầu ngành, đào tạo và chứng nhận những người hướng dẫn thiền tỉnh thức tại nơi làm việc. Đồng thời kết hợp các kỹ thuật quản lý thay đổi với chánh niệm để tạo ra khả năng phục hồi thay đổi của cá nhân và tổ chức. Wendy có kiến thức sâu rộng về công ty về Nhân sự, CNTT, quản trị sự thay đổi và chánh niệm. Cô ấy là một nhà lãnh đạo tư tưởng phát biểu tại các hội nghị và hội nghị thượng đỉnh trên toàn thế giới. Cô ấy liên tục đổi mới để sống với sứ mệnh của mình, đó là cùng nhau tạo ra một thế giới tỉnh thức.
Bạn có đang mong muốn:
Có một không gian an toàn để lắng nghe tiếng nói của trái tim?
Tìm thấy sự vững vàng nội tại để đối mặt với những thách thức của cuộc sống và công việc?
Xây dựng mối quan hệ sâu sắc với chính mình?
Nếu có, thì chương trình Mindful Leader Retreat - Hành trình trở về với chính mình dành cho bạn.
Chương trình kết hợp kiến thức về trí tuệ cảm xúc, thực hành thiền tỉnh thức, và các công cụ coaching để giúp nhà lãnh đạo:
Quay vào bên trong và kết nối với chính mình
Suy ngẫm, lắng đọng, ghi chép, ở trong sự tĩnh lặng
Học cách quản lý cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình
Xây dựng mối quan hệ sâu sắc với bản thân và những người xung quanh
Bình dịch từ bài viết: https://www.garrisoninstitute.org/blog/mindfulness-for-innovative-change-management/
Comments