Phần 01: Vì sao bạn chưa bắt đầu?
Dưới đây là một số lý do đang/sẽ có thể là rào cản khi bạn bước vào con đường coaching business. Hãy xem đâu là rào cản lớn nhất của bạn:
Không được chỉ dẫn
Có quá nhiều ý tưởng
Không có ý tưởng
Không thể mô tả cụ thể những gì mình muốn làm
Trong sự kiện "Thiết kế mô hình kinh doanh cho coach chuyên nghiệp" do Coach For Life tổ chức ngày 3/8/2022, rất nhiều anh chị đã chọn lý do số 04: Không thể mô tả cụ thể về business của mình.
Coach và tác giả Linh Phan - diễn giả khách mời của sự kiện chia sẻ, khi bắt đầu, rào cản lớn nhất của chị là có quá nhiều ý tưởng. Và vòng luẩn quẩn đó phải thử, chọn, làm trong thời gian ngắn nó làm cho chị khó có thể tìm kiếm khách hàng, định vị bản thân, đóng gói sản phẩm/dịch vụ. Chị đã mất gần 02 năm để biết được mình là ai, định vị bản thân thế nào, phục vụ nhóm đối tượng khách hàng nào và nó sẽ phát triển như thế nào.
Sẽ rất khó để chúng ta có thể xác định mọi thứ sáng rõ ngay từ khi bắt đầu.Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng “self coach” để làm rõ vấn đề của bản thân. Thêm vào đó, để rõ ràng và định hướng thực sự, chúng ta cần trải qua quá trình Học - thử - sai - làm lại liên tục.
Những gợi ý ngắn gọn để vượt qua từng rào cản:
01 - Tìm cho mình một người thầy/dẫn đường tin tưởng. Nếu chưa có tầm nhìn, chưa thấy rõ đường đi, chúng ta có thể học một khoá học, tham gia mạng lưới, cộng đồng (trả phí/miễn phí). Hãy tìm người thầy có kinh nghiệm và hoạt động năng nổ trong lĩnh vực đó và đi theo họ. Họ không làm thay chúng ta nhưng họ cho chúng ta gợi ý, định hướng để rút ngắn con đường thành công.
02 - Thử ngồi xuống và phân tích đâu là thứ bạn làm tốt nhất, đâu là thứ bạn phải làm, đâu là thứ thể hiện/vừa vặn với giá trị con người bạn nhất, đâu là thứ bạn bắt tay vào ngay và kiếm tiền được từ nó. Hãy cho mình thời gian ít nhất là 06 tháng để cam kết với một lĩnh vực để đánh giá xem có tiếp tục hay chuyển hướng. Và trên con đường thử nghiệm đó, chúng ta sẽ nhận ra đâu là thứ mình muốn làm nhất.
03 - Liệu chúng ta có thể bắt đầu với thứ mà mình thích không? Trong 02 năm trở lại đây, chúng ta nghĩ về cái gì nhiều nhất, đọc cái gì nhiều nhất, xem cái gì nhiều nhất, nói về cái gì nhiều nhất, chúng ta gặp gỡ những người trong lĩnh vực nào nhiều nhất. Đó có thể là ngách/ý tưởng về ngách của bạn. Sau khi chọn được những thứ mình thích, mà lỡ thích nhiều quá, thì quay lại gợi ý số 02.
04 - Thử nghĩ xem bạn có đang sợ hãi/gặp một rào cản tâm lý nào hay không? Sợ chúng ta không đủ giỏi, sợ nên không dám hành động? Ai trong chúng ta cũng có nỗi sợ và nó không có gì phải xấu hổ cả. Có một câu hỏi bạn có thể tham khảo là: “What if?”
Chẳng hạn như:
Nếu tôi nghỉ việc để làm coach mà không kiếm được tiền đủ sống thì sao?
Nếu tôi muốn làm freelancer nhưng ko tìm được khách hàng thì sao?
Hãy tạo cho mình một không gian an toàn, hãy thử lùi lại và nhìn sâu hơn về những gì mình đã/đang làm để xem mình là ai, mình thích gì, mình muốn làm việc với những người thế nào. Tại sao ‘Coaching Business’ là điều bạn muốn, đâu là mục tiêu bạn mong muốn nhất? đó là mục tiêu tài chính, mục tiêu cuộc sống, bạn muốn có nhiều “freetime” hơn hay là để tạo những ảnh hưởng có giá trị trong cộng đồng của bạn?
Khi đó, bạn có thể ngồi xuống và mô tả những gạch đầu dòng đầu tiên cho business của mình.
Phần 2: Business Model
Bẫy nhận thức
Nhiều người nghĩ “Tôi đi bán kiến thức, kinh nghiệm” và bị sa vào cái bẫy “Tôi phải học nhiều hơn nữa, tôi phải có kiến thức hàn lâm hơn nữa thì tôi mới có thể bắt đầu đi dạy/hướng dẫn/giúp đỡ người khác.”
Việc học rất chính đáng. Nhưng kiến thức và kinh nghiệm bao gồm thông tin. Nhưng quan trọng hơn nó là cách bạn hướng dẫn người khác sử dụng/tận dụng những thông tin đó như thế nào. Và kiến thức, kinh nghiệm được chia làm 06 nhóm sau:
1 - Bạn có thể giúp ai đó phát triển một bộ kỹ năng mới
2 - Bạn có thể giúp ai đó cải thiện hiệu suất của họ
3 - Bạn có thể giúp ai đó tạo ra những thay đổi về hành vi
4 - Bạn có thể giúp ai đó hoàn thành một dự án
5 - Bạn có thể giúp ai đó đạt được mục tiêu của họ
6 - Bạn cùng một ai đó hoàn thành nhiệm vụ/chính bạn bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ đó cho họ
Không có một công thức chung cho business của mỗi người. Chúng ta có thể nắm tổng quan, biết về các mô hình, có thể biết được về những nhóm nội dung, kinh nghiệm có thể bán được. Nhưng việc có thể kết hợp và bán được như thế nào là tùy thuộc vào mỗi người, không có ai giống ai. Bản thân mỗi người là một ‘business’ riêng. Nó xuất phát từ tư duy, nền tảng, tính cách, tầm nhìn đến năng lực và sự chân thành của mỗi người.
03 mô hình ‘coaching business’ phù hợp với các coach mới
03 mô hình này phù hợp với các coach mới, chưa có kinh nghiệm, không có nhiều ngân sách đầu tư ban đầu vì nó hoàn toàn dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn, bộ kỹ năng mọi người đã có và làm chủ. Nó không phụ thuộc vào việc bạn đã coach bao nhiêu giờ, bạn có bao nhiêu tiền để ‘startup business’ này, hoặc là bạn có cộng đồng lớn thế nào. Tất cả đều nằm trong đầu bạn, là chất xám của bạn, nó hoàn toàn là khả năng, năng lực của bạn.
Mô hình 1: ONE TO ONE business Model (1:1)
Giúp một người tại một thời điểm. Đây là mô hình đơn giản và nhanh nhất, và tính cá nhân hoá cao. Việc cá nhân hóa cho một người dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu chúng ta muốn nhiều người trả tiền cho mình, thì ít nhất là phải có một người trả tiền cho mình.
Với coaching, việc chúng ta làm việc 1:1 là điều chắc chắn. Nhưng liệu có phải lĩnh vực nào chúng ta cũng đóng gói khoá coaching 1:1 để bán là xong hay không? Chẳng hạn những dịch vụ liên quan đến luật pháp/tài chính những dịch vụ chuyên nghiệp. Và coaching trở thành một phần để nâng cao giá trị dịch vụ.
Ví dụ: Chúng ta là một chuyên gia tài chính. Chúng ta có thể sáng tạo một gói coach về đầu tư tài chính an toàn. Nhưng liệu chúng ta có thể coach một cách hiệu quả khi khách hàng hoàn toàn không có kinh nghiệm/không có hiểu biết gì về đầu tư hay không? Chúng ta hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ kèm theo về tư vấn hoặc là thêm phần đào tạo trong đó.
“Hoặc khi mình làm book writing coach, và để coach cho một người viết và xuất bản được một cuốn sách, thì có phải là mình chỉ coach là họ đã có thể viết được sách hay không. Câu trả lời là không đâu ạ. Bởi vì hầu hết mọi người tìm tới mình đều chưa có/có nhưng kỹ năng viết chưa tốt. Và mình cần cung cấp phần hướng dẫn, đào tạo cho họ. Họ cần biết những kiến thức viết cơ bản là như thế nào, thị trường xuất bản ra sao, bố cục cuốn sách, cách triển khai. Thậm chí mình phải can thiệp sâu ngay từ phần lên một đề cương sách bằng chuyên môn của mình. Sau đó, họ mới đi một cách dễ dàng hơn. Còn coaching trong quá trình viết sách là để làm rõ mục tiêu viết, củng cố niềm tin và giúp họ vượt qua rào cản khiến họ không viết được sách.” - Coach và tác giả Linh Phan chia sẻ.
Tương tự, các dịch vụ khác cũng vậy. chúng ta sẽ khó để coach hiệu quả cho một người về lĩnh vực làm cha mẹ nếu họ chưa có kiến thức kiến thức/hiểu biết cơ bản về mặt tâm lý/sự phát triển của con tại thời điểm đó.
Với hình thức 1:1, các coach không chỉ có ‘coaching services’. Nếu bạn có chuyên môn, chúng ta hoàn toàn có thể cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp: dịch vụ tư vấn, dịch vụ hỗ trợ 1:1. Chẳng hạn, coach và tác giả Linh Phan có kinh nghiệm viết, làm tiếp thị, thì ngoài dịch vụ writing coaching, chị còn cung cấp dịch vụ biên tập, chấp bút. Hoặc bạn có chuyên môn marketing/kinh doanh, thì ngoài coaching bạn có thể là một người cố vấn, bạn có thể lập kế hoạch/thậm chí thực thi kế hoạch tiếp thị. Tóm chung, đừng bao giờ bó hẹp một dịch vụ coach 1:1. Nó chỉ là một trong số nhiều sản phẩm dịch vụ mà một người coach có thể làm trong coaching business của mình.
Lưu ý: Không phải lúc nào mô hình coach 1:1 cũng phù hợp ở giai đoạn bắt đầu sự nghiệp. Vì nó liên quan đến chi phí.
Chi phí 1:1 khá cao so với khách hàng, nhiều khách hàng không đủ khả năng để chi trả. Tất nhiên không phải mọi lĩnh vực đều như vậy. Nhưng tại Việt Nam, ngoài executive coach/leadership coach, thì phần lớn ở các ngách khác, khả năng thanh toán còn tương đối hạn chế. Coach là một dịch vụ có chi phí cao. Khi chúng ta chưa có sự ảnh hưởng nào cả, ngoài những vòng kết nối rất là hẹp và chúng ta cũng chưa kịp set up những công cụ/nền tảng cơ bản nhất cho business của mình để chuyên nghiệp hơn, mà chúng ta đã tính phí rất cao, thì liệu có thể thuyết phục để khách hàng chi trả hay không?
Coaching là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, cần thời gian ‘educate’ thị trường. Bởi vậy, sai lầm và cũng là thách thức rất lớn mà cách coach gặp phải là không đa dạng dịch vụ mà chỉ tập trung vào 01 dịch vụ duy nhất là coach 1:1. Sau đó rơi vào bẫy giảm giá/làm miễn phí, và vô hình trung tạo ra sự cạnh tranh về giá. Thị trường cạnh tranh về giá thì không hề có lợi cho dịch vụ cao cấp như coach.
Vì thế, chúng ta cần tự hỏi rằng: Tại sao mình không bán được gói sản phẩm, dịch vụ của mình, thời điểm này có ai sẵn sàng mua nó hay không? Nếu cần cải thiện/làm khác đi, thì có những cách thức khác như thế nào thay vì giảm giá để có được khách hàng? Tất nhiên, chúng ta vẫn có thể bắt đầu với coach 1:1, nhưng cũng cần hỏi là liệu chúng ta có thể chia nhỏ các gói hay không, để giảm đi gánh nặng về chi phí nhưng không làm giảm giá trị sản phẩm. Thay vì xây dựng gói coach kéo dài 06 tháng - 12 tháng, chúng ta có thể đóng gói những khóa ngắn hạn hơn, nhắm vào nhóm khách hàng nhỏ hơn, với những mục tiêu cụ thể hơn.
Mô hình 2: One to Few Business Model (1:FEW)
Mô hình này là giúp rất nhiều người trong cùng một thời điểm, và xác định được số lượng người mình giúp. Cùng một nội dung, chúng ta có thể giúp được 3 - 5 - 10 - 20 thậm chí 200 người một lúc. Ví dụ workshop này cũng là một dạng 1:FEW model.
Với mô hình này, các sản phẩm một người làm coach có thể phát triển:
Speaking: Coach có thể được mời để tham gia chia sẻ các workshop ở các tổ chức, partner khác.
Event: Coach tự tổ chức các workshop (miễn phí/thu phí) liên quan đến lĩnh vực mình đang làm việc
Group coaching/training (01 tháng/vài tháng/một năm). Tuy nhiên, tính cá nhân hoá không cao và chúng ta phải gom đủ coachee có mục tiêu/mối quan tâm tương đồng để đưa vào một chương trình.
Cùng một nội dung, chúng ta có thể mang nó đến nhiều người hơn và mang về thu nhập tốt hơn.
Mô hình 3: ONE TO MANY business model (1:MANY)
Ở mô hình này, vẫn là giúp nhiều người tại một thời điểm, nhưng chúng ta không giới hạn/không thể kiểm soát được số lượng. Đây là một mô hình mà người coach có thể mở rộng, tăng trưởng và tạo ra ảnh hưởng lớn.
Một sản phẩm trong mô hình này có thể kể tới là sách.
Ví dụ: Coach và tác giả Linh Phan đã viết và xuất bản hơn 10 cuốn sách. Trong đó có 02 cuốn (tạm gọi) best seller. Sách sẽ giúp chị khẳng định thương hiệu cá nhân, khẳng định chuyên môn, tạo ra ảnh hưởng tốt hơn cho chính nhóm khách hàng mục tiêu của chị.
Thứ hai là các ‘digital product’ (sản phẩm số): công cụ, template, planner. Coach và tác giả Linh Phan kể lại: “Trong năm 2019 - 2020, mình đã từng có một sản phẩm là bộ câu hỏi giúp bố mẹ bắt đầu trò chuyện với con. Đơn giản là mọi thứ đến từ việc mình có insight từ các bà mẹ: Khi con đi học về em chỉ biết hỏi mỗi câu là “Hôm nay con đi học có vui không?” Con trả lời “Vui”, và chấm hết. Họ không biết bắt đầu/mở đầu những cuộc trò chuyện/hội thoại với con như thế nào. Và mình tạo ra sản phẩm gợi ý: 100 câu hỏi gợi ý để cha mẹ chọn một cách ngẫu nhiên. Họ có một cái thẻ và có thể ngồi xuống trò chuyện với con. Đây là một sản phẩm không hề phức tạp, nhưng mình vẫn có thể bán được. Và người mua có thể vào website tải sản phẩm là dùng được.”
Một business coach cũng có thể bán sản phẩm nhỏ: một biểu mẫu lập kế hoạch kinh doanh dành cho startup. Một health coach có thể bán một kế hoạch dinh dưỡng trong 30 ngày giúp khách hàng giảm cân/thanh lọc cơ thể. Có rất nhiều sản phẩm chúng ta có thể nghĩ ra hoặc là tìm kiếm để chúng ta thấy là sự sáng tạo không hề giới hạn.
Ngoài ra còn có sản phẩm nữa là ‘paid membership/paid subscription’, đây là một hình thức mới ở Việt Nam. Ví dụ bạn có khoảng 10 khóa học, thay vì để khách hàng mua lẻ từng khoá, bạn có thể cho khách hàng mua membership theo tháng để họ học toàn bộ khoá học mà họ muốn. Thách thức của cách này là chúng ta phải đa dạng hóa được sản phẩm và số khoá học phải nhiều hơn 10 để áp dụng. Nếu ít hơn thì rất khó để người ta đăng ký tham gia trong một thời gian dài.
Ngoài ra, một năm trở lại đây, chị Linh Phan còn phát triển bản tin trả phí (paid newsletter). Trong một năm vừa rồi, trung bình chị có thể kiếm được 20 - 30tr/tháng từ 02 bản tin trả phí. Ngoài ra, mọi người có thể có blog, podcast, quảng cáo, nhận tài trợ từ người đọc/nghe.
Cuối cùng là khoá học. Đây là một sản phẩm cực kỳ tiềm năng vì hiện tại mọi người cũng đều biết và quen với việc học online. Với vai trò là một freelance coach và bắt đầu từ số 0, khoá học là cực kỳ tiềm năng và không quá khó để thực hiện. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế của sự sáng tạo và kinh doanh dựa trên chuyên môn đang là một xu hướng. Thì coach có chuyên môn riêng hoàn toàn có thể thể hiện chuyên môn và khẳng định uy tín thông qua các sản phẩm có liên quan đến khóa học.
Chị Linh Phan chia sẻ: “Khi mình kết hợp training khóa học + coaching, thì hiệu quả khách hàng tốt hơn, mà doanh thu business của mình cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2020 riêng doanh thu khóa học của mình khoảng 500tr, và 2021 thì khoảng hơn 1 tỷ. Tất nhiên là cũng nhờ 2021 dịch covid khiến việc học online được đẩy mạnh. Tuy nhiên sau dịch việc học online trở thành thói quen của nhiều người.”
Mô hình xây dựng khóa học online dựa trên hành trình khách hàng:
Có rất nhiều coach thắc mắc: “Nếu tôi muốn hỏi nếu tôi muốn phát triển/kinh doanh các khóa học, chương trình đào tạo thì tôi nên đi hướng như thế nào?” Đây là hướng gợi ý:
Mini course: Là những khoá học ngắn hạn, có thể từ 3 - 5 video, mỗi video trả lời 01 câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trong lĩnh vực của mình. Khoá này có thể là miễn phí, người học có thể để lại email và chúng ta sẽ bắt đầu có được dữ liệu khách hàng đầu tiên để đưa họ vào trong hành trình của mình. Bạn có thể sử dụng những khóa học này để quảng cáo trên blog, facebook, hoặc bất kỳ nền tảng nào.
Starter course: Khóa học kéo dài từ 60 - 90 phút, giá khá rẻ để mọi người có thể thử nghiệm học mà không nhiều rủi ro. Đây là cách để khách hàng thử xem là chúng ta có đáng tin cậy không. Khóa học này có thể giải quyết 10 - 15 vấn đề quan trọng/nhức nhối nhất hoặc cung cấp 10 - 15 mẹo/cách thức để khách hàng đạt được kết quả nhanh chóng. Và mức giá cũng chỉ dao động khoảng 200,000đ - 2,000,000đ.
Flagship course: Là loại khoá học cho thấy chuyên môn của bạn. Không chỉ cung cấp thông tin hay hướng dẫn thông thường mà là những hướng dẫn triển khai để bắt đầu tạo ra sự chuyển đổi, có hoạt động, có bài tập trong một lĩnh vực cụ thể. Khóa học này sẽ đắt tiền hơn, sâu hơn, dài hạn hơn, kéo dài từ 01 - 12 tuần. Nó trả lời cho khoảng 20 - 50 câu hỏi. Mức giá dao động từ 2,000,000đ - 10,000,000đ cho một flagship course.
Coaching & Mentoring: Đây là khoá học kết hợp giữa Flagship course và bản thân bạn. Sự khác biệt của khóa học này chính là người học có thể tiếp cận trực tiếp với mình để hỏi bất kỳ điều gì để được coach và nó rất cụ thể trong từng tình huống riêng. Họ có thể tham gia vào một cộng đồng riêng tư, nhận cuộc gọi Live Q&A hàng tuần. Họ sẽ không chỉ được hỗ trợ về mặt kiến thức mà còn được động viên, được đồng sáng tạo, được kèm cặp. Và tất nhiên mức giá cũng đắt hơn rất nhiều bởi chúng ta phải đánh đổi thời gian của mình. Nó dao động từ 10,000,000đ - 100,000,000đ.
(Lưu ý: Tất cả mức giá đề xuất này đều là mức trung bình, nó sẽ còn tùy thuộc vào lĩnh vực, mức độ ảnh hưởng của mỗi cá nhân.)
Thông thường, hành trình khoá học sẽ đi qua 04 hình thức khoá học như thế này. Từ miễn phí, thấy thích thú thì sau đó tìm mua gì đó rẻ rẻ, thấy hữu ích thì bắt đầu tham gia chương trình sâu hơn. Nhưng khi tham gia sâu hơn thì khách hàng bắt đầu thấy là họ có những cản trở mà cần phải can thiệp riêng/khai vấn trực tiếp, và họ tìm tới chương trình coach/mentor chuyên sâu.
Việc xác định mô hình kinh doanh chỉ mới là bước đầu tiên để xây dựng và phát triển coaching business. Tất nhiên là 3 mô hình ở trên chỉ là một trong những cách phân loại trong business model. Trong chương trình Mentor & Supervision Coach của Coach For Life, Coach Linh Phan sẽ có những chia sẻ chuyên sâu hơn. Không có một công thức chung hay đúng cho tất cả mọi người. Ví dụ bạn có thể bắt đầu với 1:1 trước rồi sau đó mới chuyển sang 1:few/1:many, hoặc có thể bắt đầu mọi thứ cùng lúc, hoặc bắt đầu với giá rẻ/miễn phí nằm trong 1:few/1:many rồi mới đi tới 1:1 với các sản phẩm giá cao. Nó sẽ phụ thuộc vào điểm xuất phát của bạn, chuyên môn bạn đã có, network mà bạn đang có, các mức độ ảnh hưởng, brandname, lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Đó là lí do vì sao mà bạn nên tham gia các chương trình mentor. Ví dụ, trong chương trình Mentor & Supervision Coach của Coach For Life, ngoài những buổi training, bạn còn được offer thêm các buổi coach/mentoring 1:1. Mentor sẽ ngồi riêng với từng người và cùng lựa chọn phương án tối ưu nhất để phát triển business của bạn.
Phần 03: 07 tiêu chí để đánh giá tính khả thi của một coaching business
1 - Ý tưởng kinh doanh của bạn có thể giải quyết một nhu cầu cụ thể và dễ nhận diện không? Nhu cầu đó có gọi tên được ko, nhận diện bằng cách nào?
2 - Ý tưởng kinh doanh có đang nhắm đến một đối tượng khách hàng cụ thể không? Chẳng hạn như chúng ta không thể xác định khách hàng mà tôi muốn coach cho một CEO. chấm hết. Phải cụ thể hơn ví dụ họ là CEO trong lĩnh vực X và họ đang có một vấn đề cụ thể.
3 - Tiêu chí thứ 3 là chúng ta có thể mô tả chân dung/có thể xác định một người cụ thể cần phải giải quyết vấn đề của họ không? Tức là từ tiêu chí số 2, mình phải đào sâu hơn để xem họ là ai, mục tiêu của họ như thế nào, mong muốn của họ như thế nào, pain point của họ là gì?
4 - Khách hàng mục tiêu có chủ động tìm kiếm giải pháp cho vấn đề và họ có sẵn sàng trả tiền để giải quyết vấn đề không? Cái này liên quan đến logic kiếm tiền. Ví dụ mình nhắm đến các bạn tuổi teen ở các thành phố loại 2 loại 3 và mình muốn coach để giúp đỡ các bạn vượt qua khủng hoảng chẳng hạn, thì rõ ràng là các bạn đang có nhu cầu, và rõ ràng là các bạn cũng rất muốn làm những việc đó, nhưng các bạn có sẵn sàng trả tiền hay không. Thậm chí là bố mẹ các bạn có sẵn sàng/đủ khả năng để trả tiền cho việc đó hay không? Tất nhiên là chúng ta cũng có thể sáng tạo ra các hình thức khác liên quan đến sản phẩm dịch vụ chứ không phải chỉ có coach để đa dạng sự lựa chọn. Nhưng đây là một tiêu chí cực kỳ quan trọng.
5 - Bạn có dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn không? Thông qua network cá nhân, các sự kiện chuyên môn, sự kiện cộng đồng/thông qua quảng cáo/hội nghị/bán hàng/hợp tác, mình có thể tiếp cận họ hay không?
6 - Số lượng khách hàng mục tiêu có giúp chúng ta xây dựng business không? Nó ít hay nhiều, nó cụ thể là bao nhiêu, và tiềm năng của nó ở trong tương lai là như thế nào?
7 - Bạn có thực sự muốn giúp khách hàng giải quyết vấn đề và có enjoy để làm nó hay không? Và việc trả lời câu số 07 này nghĩa là mình đang đi trả lời cho câu hỏi là tại sao chúng ta làm việc đó, nó có ý nghĩa với chúng ta hay không?
Dù chỉ thiếu một tiêu chí thôi, bạn cũng không đạt được mục tiêu của mình. Kể cả khi bạn đạt 6/7 tiêu chí thì chúng ta cũng chưa thực sự nên bắt đầu business hoặc là phải đổi sang một business khác có đầy đủ các tiêu chí này.
Khi chúng ta ngồi lại và xác định tiêu chí, làm rõ hơn những yếu tố trong business của mình, chúng ta thực sự biết khách hàng của mình là ai, chúng ta thực sự biết mình bán cái gì, và đó có phải là cái khách hàng cần hay không, thì nó sẽ có kết quả.
Phần 04: Tư duy để trở thành một người coach độc lập
Dưới đây là một vài chia sẻ của coach và tác giả Linh Phan cho những anh chị muốn làm coach độc lập:
1 - Hãy nghĩ bản thân là một business owner - một người làm kinh doanh. Là một người coach độc lập, chúng ta ko chỉ có mỗi kỹ năng coach được, chúng ta phải biết đóng gói, phải biết bán, phải biết tiếp thị, rất nhiều kỹ năng phải học.
2 - Cần phải tạo ra những sản phẩm mà có thể mang lại thu nhập dài hạn. Bởi vì có những khách hàng dù có thân thiết đến mấy thì có thể một ngày nào đó họ sẽ ko cần chúng ta nữa. Và mấu chốt là mình đừng phụ thuộc quá vào một sản phẩm/dịch vụ duy nhất, mà hãy nghĩ xem mình có thể tạo ra thứ gì đó khác có thể mang lại thu nhập dài hạn hơn, đều đặn hơn: viết sách, khóa học, blog,.. Đa phần freelance coach trong nhiều lĩnh vực đều sống tốt và đã tạo ra sản phẩm của riêng các bạn và mang lại thu nhập dài hạn.
3 - Có nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Tức là chúng ta đừng viết một cuốn sách duy nhất, đừng tạo ra một khóa học 1:1 duy nhất. Chúng ta có thể tạo và có nhiều nguồn thu nhập khác nhau.
Và cuối cùng…
Có thể khi mới bắt đầu vào nghề coach, chúng ta thường có suy nghĩ là: “Mình không sẵn sàng để làm một khoá học, làm sao mình viết sách được, làm sao mình có thể bán được cái gì đó, mình chưa đủ giỏi, mình chưa là chuyên gia,...” Thế nhưng, việc chúng ta tự cho mình thời gian chưa chắc đã giúp chúng ta tạo ra một sản phẩm tốt hơn. Và rất nhiều người mất rất nhiều thời gian để tạo ra một sản phẩm nhưng mà chúng ta không bán được/chúng ta sợ bán quá/chúng ta không biết cách bán/chúng ta không biết cách để tạo ra ảnh hưởng như mình mong muốn. Thế nên, quan điểm của chị Linh Phan là: Hãy bắt tay vào thử nghiệm, tạo ra một sản phẩm ban đầu với những tính năng, lợi ích tối thiểu. Một thứ gì đó chúng ta có thể thử nghiệm, có thể không mất quá nhiều thời gian, không mất quá nhiều năng lượng, không phải là một thứ gì đó quá lớn lao, quá khủng khiếp. Một sản phẩm ban đầu cơ bản, chỉ giúp giải quyết những vấn đề cốt lõi, trả lời 3 - 5 câu hỏi phổ biến nhất thôi.
Hành trình của coaching là gì? Hành trình của coaching là hành trình mà chúng ta đi cùng khách hàng từ điểm A đến điểm B. Trên hành trình đó có rất nhiều thách thức, sự hỗ trợ, tài nguyên khác nhau mà chúng ta có thể mang đến cho khách hàng của mình.
Với một chương trình coach quá dài hạn, quá khó để thuyết phục khách hàng theo, và bản thân chúng ta cũng không hề tự tin, thì hãy bắt đầu với những gói coach ngắn thôi. Giống như là ‘speed dating’ (hẹn hò tốc độ), trên thế giới nó cũng có một kiểu gọi là ‘speed coaching’. Thay vì một khoá học quá lớn với một lượng kiến thức đồ sộ, thì chúng ta có thể bắt đầu với một thứ gì đó ngắn thôi, dung lượng ít thôi.
“Nếu cách đây 4 năm mình vẫn cứ vật vã để suy nghĩ làm sao có một chương trình coach nó hoàn hảo và một khoá học hoành tráng thì chắc là mình sẽ không bao giờ giới thiệu được khoá học đầu tiên ra bên ngoài, mình cũng không bao giờ đạt được 1800 giờ coach có trả phí, mình cũng không thể nào làm được những điều mà mình đang làm, cũng không thể chắc chắn về con đường mà mình đang đi, và cũng không thể ngồi đây chia sẻ với mọi người như thế này. Thế nên, nếu muốn dấn thân vào con đường kinh doanh tri thức (coaching là một con đường kinh doanh tri thức), thì chúng ta không cần chờ thêm nữa. Chúng ta không cần chờ thêm một tháng hay một năm nữa mới làm. Chúng ta có thể bắt đầu ngay bây giờ, ngay hôm nay.” - Linh Phan
Để bắt đầu cho việc xây dựng Coaching Business, bạn cũng có thể tìm hiểu kỹ hơn trong Ebook 7 bước xây dựng Coaching Business của Coach For Life.
Tài liệu này là bức tranh toàn cảnh giúp bạn hiểu mình đang ở đâu trên hành trình kinh doanh dịch vụ coaching, mình cần bắt đầu như thế nào.
Khi đã có một định hướng rõ ràng, hãy thực hiện bước đi đầu tiên!
Comments