Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn phải đối mặt với nhiều thách thức và áp lực. Để thành công, chúng ta cần không ngừng học hỏi, phát triển bản thân và đạt được mục tiêu của mình. Coaching là một phương pháp giúp người tham gia đạt được những điều đó.
Vậy giá trị của coaching là gì? Đâu là những lợi ích coaching mang lại cho cá nhân và doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Mục lục
Tổng quan về Coaching
1, Coaching là gì?
Trước khi tìm hiểu Coaching mang lại giá trị gì, chúng ta cùng tìm hiểu Coaching là gì.
Theo Liên đoàn khai vấn quốc tế (ICF), Coaching là hợp tác với khách hàng trong quá trình kích thích tư duy và sáng tạo, truyền cảm hứng để họ phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Bản chất Coaching là hỗ trợ khách hàng (Coachee) nâng cao năng lực, nhận thức, sự cam kết và sự tự tin để phát huy tiềm năng của mình. Coaching trao cho Coachee sự lựa chọn để dẫn đến những thay đổi mà họ mong muốn.
Triết lý đằng sau của Coaching là mỗi người đều có những tiềm năng to lớn đang chờ được khai phá.
2, Coaching mang lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống
Coaching là một công cụ có thể trao quyền cho mọi người ở nhiều cấp độ khác nhau để tận dụng thế mạnh và đạt được mục tiêu của mình. Có rất nhiều phương pháp Coaching khác nhau và chúng mang lại những giá trị khác nhau tùy thuộc vào loại hình Coaching và mục tiêu của từng người. Nhưng cho dù chọn hình thức nào thì Coaching cũng mang lại giá trị tích cực trong cuộc sống cho các cá nhân và doanh nghiệp.
Đối với các cá nhân Coaching giúp tăng nhận thức về bản thân một cách rõ ràng. Các cá nhân được hỗ trợ để xác định mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu. Sự thay đổi nhận thấy rõ nhất ở các cá nhân là sự tự tin và mức độ hài lòng với cuộc sống tăng lên.
Coaching trong mô hình tổ chức giúp thay đổi phong cách lãnh đạo của cấp quản lý chuyển đổi từ “chỉ huy và kiểm soát" sang một phong cách quản lý với tư cách nhà khai vấn. Khi Coaching được triển khai với quy mô tổ chức thì hiệu quả của nó còn rõ ràng hơn với các nhân viên tham gia khai vấn.
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những giá trị mà Coaching mang lại cho cá nhân và doanh nghiệp ở phần tiếp theo.
Giá trị của Coaching đối với cá nhân
Coaching là một hình thức trợ giúp mang tính cá nhân hoá cao. Trong mối quan hệ ngang hàng này chính Coachee là người đặt mục tiêu, xác định phương thức hành động. Từ đó Coaching có những tác động sâu sắc đến cả đời sống và công việc của Coachee.
1, Tự nhận thức
Một trong những tác động đầu tiên của Coaching đối với cá nhân là khả năng khám phá nội tâm của mình. Người Coach giỏi sẽ giúp Coachee kết nối lại với thế giới nội tâm, khám phá ra những điều yêu thích trong công việc và cuộc sống. Coachee có nhận thức sâu sắc hơn về bản thân, những hạn chế mà chính họ còn chưa khám phá ra.
Tự nhận thức bản thân giúp một người có cái nhìn sâu sắc hơn về những gì họ muốn. Tự nhận thức rõ ràng về bản thân là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của một cá nhân trong công việc và cuộc sống.
2, Thiết lập và hành động để đạt được mục tiêu
Coaching mang lại cho các cá nhân cơ hội xác định những mục tiêu họ cần hướng đến một cách cụ thể và thực tế. Với sự hỗ trợ của Coach các cá nhân đặt ra được mục tiêu của mình và tập trung hướng đến việc hoàn thành mục tiêu.
Coachee cũng được yêu cầu một sự cam kết cao và trách nhiệm giải trình để quản lý và đảm bảo hành động để đạt được mục tiêu.
3, Khả năng phục hồi trước những tình huống tiêu cực
Khả năng tự phục hồi là khả năng của một người để sống với cảm giác không chắc chắn, không an toàn khi những thay đổi tiêu cực, nghịch cảnh xuất hiện. Khả năng phục hồi cao hơn dẫn đến suy nghĩ rõ ràng hơn, ra quyết định tốt hơn, mức độ hài lòng cao hơn và kết quả tốt hơn.
Khi tự nhận thức tăng lên một người tin tưởng vào bản thân và những nhận biết về sự thay đổi của cuộc sống, công việc. Bằng những câu hỏi giúp nâng cao sự nhận thức như “Điều gì đang xảy ra, đang thay đổi?”, “Tôi học được gì từ nó?” và “Làm gì để có thể thích nghi với sự thay đổi này?”, họ nhìn nhận những thách thức một cách trung lập và khách quan.
Khi một người thay đổi quan điểm theo hướng nhìn nhận khách quan và tư duy tích cực đồng thời cũng làm tăng khả năng phục hồi.
4, Hợp tác tốt hơn
Những nhìn nhận khách quan về bản thân và những người xung quanh giúp cá nhân dễ dàng hiểu được những động lực, mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi người trong nhóm. Khi một người có sự cam kết hành động và giải trình thì tiến độ công việc và hiệu quả hợp tác với mọi người trong nhóm cũng tăng lên.
5, Tự tin hơn
Niềm tin vào bản thân hình thành khi người ta nhận được sự tin tưởng của người khác và những hỗ trợ, khuyến khích họ đưa ra quyết định của mình. Người Coach tin tưởng vào tiềm năng của Coachee ngay cả khi họ thiếu sự tự tin vào bản thân mình. Niềm tin cũng xây dựng từ mối quan hệ an toàn, bình đẳng, không có phán xét giữa Coach và Coachee.
Biết được có ai đó luôn tin tưởng, ủng hộ và bản thân đang nỗ lực để trở nên tốt hơn sẽ nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng của họ.
6, Khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Coaching tập trung vào thiết lập mục tiêu và biến mục tiêu đó thành một phần trong cuộc sống của Coachee. Người Coach cũng giúp Coachee tìm ra những ưu tiên trong cuộc sống để từ đó đưa ra các hành động giúp duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những người này có xu hướng hài lòng với cuộc sống và công việc của mình hơn.
7, Cải thiện sức khỏe tinh thần
Trong quá trình Coaching sự tự nhận thức, tự tin của Coachee tăng lên đây là nền tảng của trí tuệ cảm cảm xúc. Khi có thể điều chỉnh được cảm xúc của mình và khả năng phục hồi tăng lên cũng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của Coachee trong và sau khi được Coaching.
Giá trị của Coaching đối với tổ chức
Theo khảo sát của Coach For Life với hơn 100 tổ chức cho kết quả hơn 90% nhận thấy rằng Coaching giúp khai phóng tiềm năng của nhân viên, gia tăng hiệu suất cá nhân và đội nhóm, nhân viên chủ động và chịu trách nhiệm, gắn kết với tổ chức.
1, Trao quyền cho các cá nhân
Coaching hướng đến sự khai phá tiềm năng bên trong mỗi con người, Coachee sẽ là người dẫn dắt quá trình Coaching. Khi áp dụng Coaching tại doanh nghiệp hay xây dựng văn hoá Coaching, các nhân viên được trao quyền nhiều hơn, cũng như cung cấp trách nhiệm giải trình trong công việc. Từ đó hình thành nên sự chủ động, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên.
2, Tăng sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp
Trong báo cáo của Center for American Progress, đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp sẽ tốn một khoản bằng ⅕ lương của một nhân viên để thay thế nhân sự bỏ việc hoặc bị sa thải. Cho dù doanh nghiệp sa thải nhân viên có hiệu suất thấp thì họ cũng sẽ tốn chi phí để tìm một ngày thay thế có năng suất cao hơn. Báo cáo cũng chỉ ra rằng tỷ lệ bỏ việc cao thường do các chính sách tại nơi làm việc.
Trong các doanh nghiệp triển khai Coaching, nhân viên cảm thấy được tin tưởng, tôn trọng, hỗ trợ trong công việc sẽ có xu hướng nỗ lực làm việc mỗi ngày và gắn bó với tổ chức.
3, Cải thiện hiệu suất cá nhân
Nhờ xác định rõ mục tiêu và những ưu tiên trong công việc nhân viên dễ đưa ra được những phương án hiệu quả hơn, cải thiện được hiệu suất trong công việc so với làm việc mà không rõ mục tiêu và ưu tiên cần đạt được.
Hiệu suất cá nhân còn được cải thiện khi nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc và có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
4, Cam kết của nhân viên cao hơn
Một trong những đặc trưng của Coaching là những kỹ thuật giúp nâng cao trách nhiệm giải trình và cam kết thực hiện mục tiêu đã đề ra của Coachee. Những điều này giúp sự cam kết hoàn thành mục tiêu của nhân viên được nâng cao và khả năng thành công cũng cao hơn.
5, Xây dựng văn hóa Coaching trong tổ chức.
Thời kỳ VUCA (thế giới nhiều biến động, không chắc chắn, phức tạp, mơ hồ) đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều thách thức, đòi hỏi phải có những thay đổi về tư duy và chiến lược để thích ứng. Chúng ta biết tầm quan trọng của những cá nhân tài giỏi, nhưng cũng hiểu rằng chỉ có trí tuệ tập thể mới giúp tổ chức có thể chuyển mình mạnh mẽ.
Văn hoá của một tổ chức quyết định đến cách họ ứng xử với khách hàng và nhân viên. Trong văn hóa Coaching, người lãnh đạo lắng nghe tích cực và thấu hiểu, có sự đánh giá và ghi nhận đối với nhân viên. Lãnh đạo đóng vai trò khuyến khích cổ vũ nhân viên trong quá trình làm việc nhằm phát huy tiềm năng sẵn có bên trong họ.
Trong một cuộc khảo sát với hơn 100 doanh nghiệp của Coach For Life cho thấy xây dựng văn hoá Coaching trong doanh nghiệp là một trong những mong muốn cấp bách và thiết thực từ chính lãnh đạo của doanh nghiệp
Tìm hiểu thêm:
Tạm kết
Có nhiều ý kiến cho rằng Coaching chỉ mang lại lợi ích cho những người ở cấp lãnh đạo, điều hành. Nhưng Coaching đem lại hiệu quả ở nhiều cấp độ. Mọi người đều được hưởng lợi khi có công cụ và kỹ năng để hiểu và điều chỉnh bản thân tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Comments