Căng thẳng luôn có cách để len lỏi vào cuộc sống của bạn. Đôi khi, bạn không thể xác định được chính xác căng thẳng đến từ đâu.
Nhưng đây có thể là một gợi ý, một nghiên cứu từ Gallup cho thấy 44% nhân viên cho biết họ gặp căng thẳng hàng ngày tại nơi làm việc. Bạn cũng có thể là một trong số gần 50% người Mỹ cho rằng công việc là một yếu tố chính gây căng thẳng.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về những nguyên nhân thường gặp gây ra căng thẳng tại trong công việc và những dấu hiệu cho thấy nhân viên của bạn đang đối diện với căng thẳng.
Mục lục
Căng thẳng tại nơi làm việc là gì?
Căng thẳng là gì? - Căng thẳng tại nơi làm việc là trạng thái cả sức khoẻ thể chất, tinh thần và trí tuệ của nhân viên không thể đáp ứng được với yêu cầu công việc. Những deadline và khối lượng công việc ngày càng nhiều khiến họ liên tục đối diện với áp lực. Đến một lúc nào đó, nhân viên của bạn cảm thấy quá tải và mất kiểm soát.
Ở một số môi trường, nhân viên càng cảm thấy căng thẳng hơn khi họ luôn trong trạng thái mong muốn bản thân phải thay đổi nhanh hơn, tiến bộ nhanh chóng hơn. Không một ai có thể tránh khỏi hoàn toàn căng thẳng trong công việc, kể cả bạn có là giám đốc điều hành, hay thậm chí là chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Đại dịch COVID-19 càng làm cho sức khỏe tinh thần trở nên trầm trọng hơn. Căng thẳng trong công việc tăng cao cũng đồng nghĩa với việc gia tăng sự kiệt sức (burn-out). Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đại dịch đã làm gia tăng các vấn đề như mất mát tài chính và mất an toàn việc làm. Đây cũng là một yếu tố tác động đến sự phổ biến của tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc.
Điều gì gây ra căng thẳng tại nơi làm việc?
Căng thẳng khiến khoảng một triệu người lao động bỏ lỡ công việc mỗi ngày. Có rất nhiều tác nhân dẫn đến căng thẳng và cách nó ảnh hưởng đến mỗi người là khác nhau.
Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về môi trường làm việc của bạn và thành thật về những tác nhân gây ra căng thẳng. Đừng bỏ qua những yếu tổ nhỏ, bởi bất kỳ lý do nào cũng có thể gây căng thẳng nhanh chóng.
Dưới đây là 7 nguyên nhân gây căng thẳng tại nơi làm việc (theo nghiên cứu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)
1. Bản chất công việc
Bản chất công việc mà nhân sự của bạn đnag làm có thể là yếu tố tác động đầu tiên đến trạng thái công việc của họ. Lượng công việc quá nhiều, thời gian làm việc kéo dài, công việc bận rộn, thiếu sự linh hoạt, thiếu các khoảng nghỉ ngơi, không tìm thấy ý nghĩa trong việc mình làm,… Tất cả những lý do này có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, kiệt sức.
2. Phong cách quản lý
Là một người quản lý lãnh đạo, bạn nghĩ rằng mình đã đang cung cấp đủ sự hỗ trợ cần thiết cho nhân viên của mình hay chưa?
Thực tế, nhân viên cũng có thể cảm thấy căng thẳng tại nơi làm việc nếu như họ thiếu đi sự quan tâm, hỗ trợ từ người quản lý. Một số tác nhân sự thể như: không để nhân viên được tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định liên quan đến công việc của họ, giao tiếp hai chiều không hiệu quả, những chính sách không phù hợp, nhân viên không được trao quyền trong công việc mình làm,...
Những phong cách lãnh đạo này không chỉ khiến nhân sự của bạn căng thẳng, mà còn khiến chính bản thân người lãnh đạo quản lý áp lực với một khối lượng công việc nặng nề cần xử lý.
3. Các mối quan hệ
Khi các thành viên trong nhóm/công ty không hoà hợp, căng thẳng cũng dễ xảy ra. Đặc biệt là khi các thành viên cùng đội nhóm khiến nhân viên cảm thấy không an toàn/không thoải mái. Việc mỗi ngày phải trò chuyện, trao đổi, đối diện với một người mình không ưa sẽ rất dễ dẫn đến xung đột/căng thẳng kéo dài.
4. Vai trò và trách nhiệm
Khi phải đảm đương quá nhiều vai trò, trọng trách cùng lúc, nhân viên sẽ có thể thiếu thời gian dành cho bản thân và dễ dẫn đến kiệt sức. Họ sẽ luôn cảm thấy không đủ thời gian và mình còn quá nhiều việc phải làm. Vì thế, việc giúp nhân viên của mình hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân, thiết lập ranh giới lành mạnh giữa công việc và cuộc sống cũng là một cách thức giúp họ giảm thiểu nguy cơ đối diện với căng thẳng tại nơi làm việc. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên cập nhật về khối lượng công việc của nhân viên để đảm bảo rằng lượng công việc đó là phù hợp.
5. Mối quan tâm về tương lai
Khi nhân viên không chắc chắn về sự vững vàng trong công việc, về sự thăng tiến nghề nghiệp, họ cũng sẽ rất dễ căng thẳng. Là người quản lý lãnh đạo, bạn nên có những buổi coaching/mentoring định kỳ với nhân viên, để giúp họ xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong sự nghiệp, chia sẻ về các cơ hội học hỏi và thăng tiến khi có thể. Khi có một lộ trình rõ ràng phía trước, nhân viên sẽ tự tin hơn về công việc mình làm, và có thêm động lực để vượt qua những khó khăn tại thời điểm hiện tại.
6. Điều kiện làm việc
Không quan trọng là nhân viên làm việc tại nhà hay tại văn phòng, nếu môi trường làm việc không phù hợp (ví dụ có quá nhiều thứ khiến họ phân tâm, xao nhãng) thì sẽ dễ dẫn đến căng thẳng. Ví dụ, việc liên tục làm việc trong một môi trường thường xuyên ồn ào, thiếu không gian riêng cũng sẽ khiến nhân sự mệt mỏi và căng thẳng.
7. Di chuyển đến nơi làm việc
Căng thẳng không chỉ xuất hiện tại nơi làm việc mà còn có thể đã dần xuất hiện trên đường đi làm. Nếu nhân viên của bạn ở quá xa công ty, giờ làm việc lại quá khắc khe nghiêm ngặt, họ cũng đã phải tốn nhiều năng lượng trên đường đến văn phòng, đặc biệt là với tình trạng tắc đường nghiêm trọng tại Việt Nam.
Những tác động vật lý của căng thẳng công việc
Khi não bộ của bạn nhận ra một mối đe dọa, nó sẽ gửi tín hiệu đến vùng hypothalamus (Vùng dưới đồi não bộ). Sau đó, các hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline xuất hiện. Các hormone này đi đến từng inch của cơ thể, tác động đến từng khu vực khác nhau.
Một khi cơ thể bạn nhận thấy rằng mối đe dọa đã biến mất, các hormone sẽ giảm. Nhưng khi bạn bị căng thẳng mãn tính, các hormone này không thể tự ngưng lại mà sẽ tiếp tục bơm ngay cả sau khi bạn bạn không còn cảm thấy căng thẳng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi gặp phải căng thẳng mạnh và thường xuyên, nhân viên sẽ có mất khả năng tập trung và giảm năng suất làm việc.
Căng thẳng cũng có thể khiến nhân viên phải rời bỏ công việc của mình. Công việc từng khiến họ vui vẻ hạnh phúc nay có thể trở nên đáng sợ vì họ ở trạng thái căng thẳng và kiệt sức. Thậm chí, nó còn có nguy cơ làm chệch hướng phát triển sự nghiệp và những kế hoạch trong tương lai của nhân sự. Với doanh nghiệp, việc nhân sự bỏ việc ảnh hướng lớn đến tiến độ công việc, sự ổn định của đội nhóm và chi phí tuyển dụng nhân sự mới.
Căng thẳng ở nơi làm việc cũng có thể ảnh hưởng vào cuộc sống cá nhân của nhân sự. Nó khiến họ mất đi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân. Họ sẽ không còn thời gian và năng lượng để kết nối với bạn bè, chăm sóc người thân. Họ có thể tự cô lập mình, trở nên cáu kỉnh hoặc từ bỏ sở thích đã có.
Các triệu chứng của căng thẳng tại nơi làm việc
Các triệu chứng của căng thẳng tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cả thể chất của nhân viên. Một số triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất sau vài ngày, nhưng một số triệu chứng có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí là trở nên mãn tính. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe tâm thần, dẫn đến tình trạng huyết áp cao, bệnh tim mạch và hơn thế nữa.
Dưới đây là một số triệu chứng của căng thẳng bạn nên lưu ý nếu nhân viên của mình hoặc chính bạn đang gặp phải:
Khó tập trung công việc
Kiệt sức về thể chất và tinh thần
Đau đầu/đau nửa đầu
Huyết áp và nhịp tim cao
Rối loạn giấc ngủ và hoạt động xã hội
Tinh thần thấp và thái độ kém
Thiếu tự tin và khả năng ra quyết định
Tăng cảm giác lo lắng, trầm cảm
Liệu chúng ta có thể làm gì trong tương lai?
Bản thân mỗi nhân sự, hãy học cách hiểu bản thân, xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng tại nơi làm việc. Bạn sẽ hiểu rõ hơn việc ưu tiên sức khỏe và hạnh phúc của mình lên trên công việc - ngay cả khi đó là công việc mơ ước của bạn.
Hàng ngày, đừng quên để ý đến những vấn đề trong môi trường, điều kiện làm việc, trách nhiệm và văn hóa công ty. Hãy chú ý đến mức độ, vai trò, trọng trách bạn đang đảm nhiệm và đừng quên cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bạn.
Các công ty nên tìm hiểu những nguyên nhân, mức độ căng thẳng đối với nhân viên. Từ đó, bố trí nhân sự, tổ chức các buổi hội thảo để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên trong môi trường làm việc.
Nhận biết được sự phổ biến của việc nhân viên căng thẳng thường xuyên cùng nhiều vấn đề khác liên quan đến sự well-being của nhân viên, Coach For Life giới thiệu chương trình Employee Assistance Program. EAP (Employee Assistance Program) là chương trình hỗ trợ nhân viên, do người sử dụng lao động cung cấp cho nhân viên của họ nhằm giúp đỡ nhân viên giải quyết những vấn đề cá nhân hoặc những vấn đề liên quan tới công việc mà có thể ảnh hưởng tới hiệu suất công việc. Chương trình được thiết kế để cải thiện sức khỏe tổng thể và sự cân bằng viên mãn (well-being) của nhân viên tại nơi làm việc; với các dịch vụ như đào tạo, khai vấn, tư vấn. Nếu bạn quan tâm, hãy đặt lịch để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia tại Coach For Life.
Bài viết được tham khảo từ BetterUp
Σχόλια