Ưu tiên hàng đầu của các ứng viên Việt Nam khi quyết định nhận một công việc mới, không phải chế độ lương thưởng, mà là cân bằng công việc và cuộc sống, theo báo cáo của công ty giải pháp quản trị nhân sự toàn diện Grove HR (Việt Nam) và công ty chuyên về phân tích dữ liệu YouGov (Anh).
Báo cáo này dựa trên câu trả lời của 1.010 người Việt Nam vào tháng 10/2021. Trong đó, 73.4% nhân sự đánh giá sự cân bằng công việc và đời sống, ví dụ như chế độ làm việc linh hoạt, tắt máy sau giờ làm và chính sách chi trả ngoài giờ,...là yếu tố quan trọng nhất để họ quyết định nhận một công việc mới. Sau đó, các ứng viên mới xét đến chế độ lương bổng - đãi ngộ (72.9%), và an toàn trong công việc (69%).
Ông Bảo Nguyễn, Giám đốc Grove HR, cho biết, giờ đây việc thu hút người lao động không chỉ dựa vào mức lương thưởng hấp dẫn. Người lao động muốn có nhiều hơn từ công việc của họ. Do đó, nhà quản lý cần điều chỉnh chiến lược nhân sự của tổ chức để phù hợp nhất với thực tế mới của việc tuyển dụng sau đại dịch. Để duy trì những nhân viên giỏi và tốt nhất, các công ty cần đầu tư vào các công cụ hay kỹ thuật để đem đến sự cân bằng cuộc sống và công việc tốt nhất cho nhân viên của họ.
Ông Thue Quist Thomasen, Giám đốc điều hành YouGov Việt Nam, cũng nói thêm rằng, song song với việc đưa ra chế độ phúc lợi hấp dẫn, tạo điều kiện cho nhân viên làm việc linh hoạt thì các công ty cần tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích và tổng hợp các chiến lược để doanh nghiệp có thêm một góc nhìn về việc đem đến sự cân bằng cuộc sống và công việc cho nhân viên.
Mục lục
LỢI ÍCH CỦA CÂN BẰNG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG
Cân bằng công việc và cuộc sống có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, cắt giảm chi phí không cần thiết và nâng cao danh tiếng. Dưới đây là cái nhìn sâu hơn về những lợi ích đó, và cách chúng giúp cho doanh nghiệp thêm vững mạnh.
1, Tăng năng suất
Khi nhân viên cảm thấy mất cân bằng trong cuộc sống, nhiều khả năng họ sẽ ít nỗ lực hơn cho công việc. Niềm đam mê với một công việc sẽ giảm dần nếu công việc đó là nguyên nhân dẫn đến việc họ không còn nhiều thời gian, tâm trí cho bản thân và gia đình.
Doanh nghiệp quan tâm đến đời sống và cung cấp các lựa chọn làm việc linh hoạt cho nhân viên sẽ giúp họ cảm thấy cuộc sống dễ dàng hơn và làm việc ở trạng thái mà họ đạt được năng suất cao nhất. Một khảo sát của HRMARS cho thấy khi các nhân viên của call center được phép làm việc tại nhà, thì hiệu suất đã tăng 13%. Khi an tâm về cuộc sống và gia đình, nhân viên sẽ tập trung vào công việc và tạo ra kết quả tốt hơn cho tổ chức.
Corporate Executive Board, đại diện cho 80% công ty trong danh sách Fortune 500, sau khi nghiên cứu 50.000 công nhân toàn cầu đã nhận thấy: những nhân viên tin rằng họ có khả năng cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống sẽ làm việc chăm chỉ hơn 21%.
Điều thú vị là nghiên cứu cũng phát hiện ra: việc tăng năng suất của lực lượng lao động không phụ thuộc vào việc nhân viên thực sự tham gia vào các dịch vụ chăm sóc đời sống - công việc của doanh nghiệp. Nhân viên chỉ cần yên tâm rằng doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ đó, và họ có thể tùy chọn tham gia nếu họ muốn.
2, Giữ chân nhân viên
Center For American Progress đã chỉ ra rằng đối với các công việc đòi hỏi tay nghề, chi phí thay đổi nhân sự tốn 21% lương hàng năm của một nhân viên. Báo cáo cũng nêu rõ, việc thay đổi nhân sự gây tốn kém chi phí vì bên cạnh việc doanh nghiệp phải tuyển dụng và đào tạo một nhân viên mới thì năng suất làm việc còn giảm sút cho đến khi nhân viên mới bắt kịp công việc mới của họ.
Việc thay đổi nhân sự thường xuyên còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần tập thể và làm gián đoạn các dự án. Bên cạnh đó, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên cũng là một trong những dấu hiệu thể hiện văn hóa kinh doanh và sự hài lòng tại nơi làm việc.
Cân bằng công việc và cuộc sống là yếu tố chính mang đến sự hài lòng cho nhân viên. Khi hài lòng, họ sẽ lựa chọn ở lại để cống hiến. Một nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực (SHRM) cho thấy: 89% chuyên gia nhân sự báo cáo sự gia tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên chỉ đơn giản bằng cách triển khai chế độ làm việc linh hoạt. Vì vậy, lãnh đạo khuyến khích sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ giúp cho doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn với đội ngũ hiện tại và những ứng viên tiềm năng.
3, Gắn kết nhân viên
Sự gắn kết của nhân viên rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi nhân viên cảm thấy vui vẻ và mãn nguyện, họ sẽ gắn bó với tổ chức, nỗ lực làm việc mỗi ngày, bảo vệ tài sản chung và tin tưởng, phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ chức. Quản lý, lãnh đạo sẽ cảm thấy an toàn khi trao quyền họ và an tâm rằng công việc sẽ hoàn thành.
Nghiên cứu của Gallup và Healthways cho thấy 81% nhân viên thuộc thế hệ Y (lực lượng lao động chủ đạo hiện tại) ít có khả năng nhảy việc trong năm tiếp theo khi được phát triển các yếu tố tinh thần cá nhân. Phát hiện này rất đặc biệt, vì thế hệ Y được xem là thế hệ có khả năng nhảy việc cao nhất.
4, Giảm chi phí y tế và hạn chế tình trạng vắng mặt
Nếu việc ở công ty quá căng thẳng mệt mỏi, lại thêm việc nhà xáo trộn, nhân viên dễ có xu hướng nghỉ phép để phục hồi sức khỏe. Sự cam kết của nhân viên với công việc chỉ tăng lên khi các lĩnh vực khác trong cuộc sống của họ có sự cân bằng.
Căng thẳng, trầm cảm, lo lắng chiếm 50% tổng số các trường hợp sức khỏe kém liên quan đến công việc, theo thống kê năm 2020/21 do HSE công bố.
Theo Labour Force Survey với những người làm việc trong 12 tháng tại Vương quốc Anh, 55% số ngày làm việc bị mất do các bệnh gây ra bởi công việc (hoặc trở nên trầm trọng hơn bởi công việc), là do căng thẳng, trầm cảm, lo lắng.
Forbes cũng chia sẻ những số liệu từ công ty giải pháp lực lượng lao động Circadian: việc vắng mặt đột xuất gây tốn kém khoảng $3.600 mỗi năm cho mỗi nhân viên làm việc theo giờ; và $2.650 mỗi năm cho nhân viên làm công ăn lương. Chi phí này có thể do nhiều yếu tố bao gồm: Tiền lương trả cho nhân viên thay thế, chi phí quản lý hành chính, chất lượng hàng hóa/dịch vụ kém do làm quá giờ mệt mỏi hoặc không đúng chuyên môn, lãng phí thời gian của người quản lý, các vấn đề về an toàn (nhân viên thay thế không được đào tạo đầy đủ kịp thời để thay thế), tinh thần kém của nhân viên phải làm thêm để hỗ trợ cho đồng nghiệp vắng mặt…
5, Cải thiện nhận thức thương hiệu doanh nghiệp và thu hút nhân tài
Việc khuyến khích cân bằng công việc và cuộc sống sẽ giúp cho doanh nghiệp trở thành nơi làm việc hấp dẫn, gây dựng được danh tiếng về việc chăm sóc nhân viên tốt và thu hút được những tài năng hàng đầu trên thị trường.
Theo nghiên cứu của Anphabe về Xu hướng dịch chuyển nhân sự tại Việt Nam khi công bố bộ tiêu chuẩn đánh giá thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam năm 2013, những công ty có thương hiệu nhà tuyển dụng uy tín sẽ thu hút nhân tài hiệu quả hơn 1,5 lần, có mức cam kết gắn bó của nhân viên cao hơn 30% so với những cty còn lại. Trung bình, các cty có thương hiệu nhà tuyển dụng kém hấp dẫn phải trả lương cao hơn từ 30%-50% thì mới thu hút được nhân tài cho cùng vị trí từ các công ty có thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh.
Khi nhân viên tự hào về nơi mình làm việc, họ sẽ nói với mọi người. Điều này khiến cho thương hiệu của công ty tiếp tục được lan tỏa, có lợi thế tích cực so với đối thủ cạnh tranh.
CHIẾN LƯỢC 6T GIÚP LÃNH ĐẠO HỖ TRỢ NHÂN VIÊN CÂN BẰNG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG
Khi doanh nghiệp hướng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không có nghĩa là khiến nhân viên ngừng làm việc chăm chỉ, mà giúp họ dung hòa giữa công việc với sức khỏe, tinh thần, tình cảm, gia đình cùng các mối quan hệ ngoài xã hội, bảo vệ họ khỏi các tác động tiêu cực từ căng thẳng và những sự cố ngoài ý muốn.
1. Trở thành tấm gương về sự cân bằng
Khi một nhân viên chứng kiến người quản lý của họ đi sớm về muộn, làm việc bất kể cuối tuần hay ngày lễ… họ dễ cảm thấy bản thân cũng có nghĩa vụ phải làm như vậy.
Ai cũng cần tận hưởng cuộc sống. Điều đầu tiên mà lãnh đạo có thể thực hiện là làm gương về việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống của mình, bằng cách làm việc theo giờ giấc hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi vào các ngày nghỉ lễ, lên kế hoạch nghỉ phép, có sở thích ngoài công việc, thể hiện các ưu tiên cá nhân khác với trách nhiệm công việc…
2. Thiết lập ranh giới
Nhân viên cần cảm thấy mình được phép thiết lập và đưa ra các ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và các kỳ vọng công việc. Họ được khuyến khích nỗ lực để đạt thành tích trong công việc, nhưng cũng được khuyến khích duy trì những mục tiêu khác trong cuộc sống.
Các nhà quản lý cũng nên tôn trọng giờ nghỉ của nhân viên và tránh liên lạc với họ, trừ khi có trường hợp rất khẩn cấp. Khi hoàn toàn thư giãn, họ sẽ được tiếp thêm sinh lực để trở lại làm việc hiệu quả hơn.
3. Thúc đẩy sở thích
Khi quá mải mê với công việc và không nghĩ gì khác, nhân viên trở nên bối rối vì công việc đã lấy đi gần như tất cả thời gian cá nhân mà họ có. Họ sẽ có biểu hiện kiệt sức khi sự bực bội này tăng dần theo thời gian.
Các nhà lãnh đạo có thể chia sẻ những câu chuyện về sở thích cá nhân của mình và chỉ ra cho nhân viên thấy những sở thích bên ngoài đã giúp bản thân người lãnh đạo cân bằng công việc và cuộc sống như thế nào. Đồng thời, nói chuyện với nhân viên về sở thích cá nhân của họ và gợi mở họ thực hiện những sở thích cá nhân. Những sở thích này giúp họ “nghĩ” về điều gì đó khác ngoài trách nhiệm công việc, đồng thời có thể giúp giảm căng thẳng và mang lại niềm vui cho họ. Cho dù sở thích đó là đọc sách, đạp xe, làm vườn, chơi bóng đá hay mua sắm, chúng đều nên là một phần của cuộc sống cân bằng cần được chấp nhận và khuyến khích.
4. Thể hiện việc sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý
Một nhà lãnh đạo không bao giờ nghỉ phép sẽ khiến nhân viên cảm thấy thời gian nghỉ là không quan trọng, không được ưu tiên. Ngược lại, nếu nhà lãnh đạo luôn biết cách sắp xếp thời gian hợp lý dành cho bản thân sẽ cho thấy tầm quan trọng của việc thiết lập ưu tiên cho cả công việc lẫn cuộc sống gia đình. Việc này khuyến khích nhân viên thiết lập các ưu tiên của riêng họ.
Đơn giản như lên lịch cho các kỳ nghỉ của mình và khuyến khích nhân viên lên kế hoạch cho kỳ nghỉ của họ, nhà quản lý có những ưu tiên phù hợp sẽ chứng tỏ được tầm quan trọng của việc này trước nhân viên của mình.
5. Thiết kế các tiêu chuẩn hỗ trợ cân bằng công việc và cuộc sống
Lãnh đạo doanh nghiệp giỏi sẽ hiểu rằng: nhân viên có tinh thần hăng say mới đạt được năng suất làm việc cao nhất. Trừ trường hợp các dự án đặc biệt đòi hỏi nhân viên phải tập trung thời gian để đảm bảo công việc đến đích đúng hạn thì nhà lãnh đạo nên thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn cân bằng, bằng cách giúp họ có động lực hoàn thành tốt các công việc ở công ty và dành thời gian sau giờ làm cho cuộc sống cá nhân.
Nhiều tổ chức cũng cung cấp các lợi ích như chế độ làm việc linh hoạt, nâng cấp công nghệ, phòng tập thể dục, chương trình khai vấn cuộc sống (life coaching)... để giúp nhân viên cảm thấy cân bằng giữa nhà và nơi làm việc.
6. Thực hành khai vấn (coaching)
Trong một nghiên cứu Global Coaching Client của ICF năm 2009 trên 2165 khách hàng tham gia dịch vụ coaching, 67% những người được khảo sát báo cáo rằng coaching giúp họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn. Một lãnh đạo doanh nghiệp hiểu biết và thực hành coach sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn khi bản thân họ và nhân viên của họ cảm thấy hạnh phúc.
Nhiều nhân viên chia sẻ:
“Trong một vài giai đoạn của cuộc đời, tôi biết ơn người cố vấn đã giúp tôi nhìn ra bức tranh toàn cảnh và học cách ưu tiên thời gian, sức lực cho những thứ quan trọng.”
“Những cuộc trò chuyện với người quản lý đã giúp tôi theo rất nhiều cách, trong khi họ không hề chia sẻ gì về bí quyết cân bằng của họ.”
Lãnh đạo thực hành coaching và xây dựng văn hoá coaching sẽ không trực tiếp đưa ra giải pháp giúp nhân viên quản lý thời gian tốt hơn hay làm việc hiệu quả hơn. Họ sẽ gợi mở để nhân viên tự đặt ra mục tiêu cho từng giai đoạn, lựa chọn tỷ lệ phân chia phù hợp giữa công việc với cuộc sống, và sắp xếp thứ tự ưu tiên để đạt được sự hài lòng và thoải mái. Từ đó, nhân viên sẽ được giải phóng mọi sự căng thẳng và tìm ra cách thay đổi để giúp công việc thành công hơn và cuộc sống hạnh phúc hơn.
Việc thực hành coaching và xây dựng văn hóa coaching trong tổ chức, không chỉ để giúp nhân viên trong vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống, mà còn thúc đẩy họ đạt được hiệu suất, kết quả làm việc cao hơn.
Khi những thay đổi nhanh chóng của thời đại VUCA đang gây áp lực rất lớn lên các lãnh đạo doanh nghiệp, việc đảm bảo cân bằng công việc và cuộc sống cho nhân viên lại càng trở nên thách thức hơn. Các lãnh đạo doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt 6 chiến lược trên để giữ chân nhân tài, tạo được mối gắn kết bền chặt hơn giữa nhân viên với tổ chức và xây dựng doanh nghiệp vững mạnh. Đạt được sự cân bằng công việc và cuộc sống là một phần quan trọng của việc tạo ra một bầu không khí làm việc tích cực và hiệu quả.
COACH FOR LIFE CUNG CẤP DỊCH VỤ EAP GIÚP DOANH NGHIỆP HỖ TRỢ NHÂN VIÊN CÂN BẰNG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG
Nhân viên trong thế kỷ 21 ở cấp độ nào cũng đều phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến các vấn đề cuộc sống cá nhân và công việc, từ đó gây ảnh hưởng không tốt đến năng suất làm việc, sức khỏe và hạnh phúc của họ. Khi đối mặt với những tình huống này, họ thường cảm thấy bế tắc và loay hoay tìm lối thoát ra, nhưng không hề dễ dàng. Đại dịch ập đến, máy tính để bàn nhường chỗ cho laptop, nghĩa là rất nhiều nhân viên có thể làm việc ở nhà hay bất cứ nơi đâu mà không cần đến văn phòng. Điều này, theo phương diện nào đó, có thể giúp nhân viên cảm thấy cán cân của họ được nghiêng về phía “cuộc sống” nhiều hơn, nhưng cũng chính là ẩn số khiến bài toán cân bằng càng trở nên phức tạp hơn.
Tuy nhiên, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không phải là bài toán không có lời giải đáp, mà là một mục tiêu chúng ta luôn hướng đến và hoàn toàn có thể đạt được.
Chương trình EAP của Coach For Life cung cấp những buổi đào tạo, khai vấn hoặc mentor cho đội ngũ nhân sự để giúp họ cân bằng cuộc sống và công việc, và giải quyết những vấn đề cá nhân gồm:
Sức khỏe tâm trí: vượt qua sự căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền,…
Làm chủ bản thân và cảm xúc: Suy nghĩ tích cực, chấp nhận và hài lòng, hạnh phúc, bình an, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, lãng phí;
Kiên cường & phục hồi năng lượng sau thách thức, khó khăn trong cuộc sống và công việc;
Cân bằng công việc & cuộc sống cá nhân: Cảm hứng và hạnh phúc khi làm việc, hạnh phúc trong cuộc sống riêng tư;
Quản lý các mối quan hệ, giải quyết những mâu thuẫn trong công việc và đời sống cá nhân: mất kết nối, mâu thuẫn với đồng nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình;
Bình an Tài chính: Rõ ràng về tài chính cá nhân và quản lý chi tiêu, đầu tư tài chính;
Giải quyết các vấn đề cá nhân khác như hôn nhân, con cái, tài chính, sự nghiệp…
Đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không phải là việc dễ dàng, bởi lẽ nó đòi hỏi nhiều công sức và bền bỉ thực hiện trong một thời gian dài. Và doanh nghiệp sẽ không phải làm việc này một mình vì luôn có sự đồng hành của các chuyên gia đến từ Coach For Life. Đăng ký nhận tư vấn ngay!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Patricia Lotichp (2017), 6 Things Managers Can Do to Encourage Work-Life Balance, thethrivingsmallbusiness.com, Link
IRIS FMP (2018), 7 Benefits of a Work Life Balance for Employers & Employees, mpglobal.co.uk, Link
Global Coaching Client Report (2009), International Coaching Federation, coachingfederation.org, Link
Lan Truong (2022), YouGov survey revealed: Work-life balance most important for Vietnamese job seekers, yougov.vn, Link
John Rampton, How Work Life Balance Can Keep Your Employees Happy and Your Business Healthy, Inc.com, Link
The Causes And Costs Of Absenteeism In The Workplace (2013), Forbes.com, Link
Katherine Lewis (2009), Research on How Work-Life Benefits Improve Productivity, thebalancecareers.com, Link
Comments