Trong thế giới nhiều biến động (VUCA) hiện nay, sau những ảnh hưởng của COVID-19, doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi nhiều hơn từ các nhà lãnh đạo. Thành công của doanh nghiệp không đến từ một mình người lãnh đạo, nhưng người lãnh đạo lại đóng vai trò quan trọng trong việc “dùng người, giữ người” để tạo nên thành công cho tổ chức.
Trở thành một lãnh đạo tỉnh thức, hay đơn giản là áp dụng được các kỹ năng coaching vào quản lý đội nhóm dần trở thành mối quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo. Trong bài viết này, hãy cùng Coach For Life điểm qua 08 kỹ năng coaching mà lãnh đạo nên thành thạo, cùng 1 vài gợi ý để học và áp dụng hiệu quả các kỹ năng này.
Mục lục
Tại sao lãnh đạo nên có kỹ năng coaching
Kỹ năng coaching là những phẩm chất và hành động nhà lãnh đạo nên sở hữu nhằm mục đích giúp cải thiện hiệu suất của cá nhân và đội nhóm của mình. Sở hữu kỹ năng coaching có thể mang đến cho nhà lãnh đạo nhiều lợi ích như:
Với cá nhân lãnh đạo
Trong quá trình coach (khai vấn) các quản lý và lãnh đạo, có một sự thật là rất nhiều nhà lãnh đạo đang phải chịu đựng áp lực quá lớn từ nhiều phía, bị cuốn vào guồng quay công việc, những cuộc họp triền miên, những dự án liên tiếp… để đáp ứng những kỳ vọng (không ngừng tăng lên) của bản thân và của cả người khác. Sự thành công trở nền tỷ lệ thuận với sự mất cân bằng cuộc sống, trầm cảm, không làm chủ được cảm xúc, mất ngủ triền miên…
Tình trạng này của nhà lãnh đạo có thể được chuyển hóa tích cực nhờ làm việc với các chuyên gia khai vấn chuyên nghiệp, tuy nhiên, để sự hỗ trợ từ coaching được bền vững và kịp thời trước mọi tình huống, nhà lãnh đạo cần chủ động trang bị các kỹ năng coaching cơ bản để khai vấn cho chính mình.
Với đội nhóm
Một nghiên cứu gần đây của Gallup đã rút ra kết luận: Nhân viên ngày càng muốn lãnh đạo của mình đóng vai một người coach, chứ không phải như một ông chủ. Điều này có nghĩa là, từ việc chỉ đạo một chiều, nhân viên muốn được hỗ trợ để nâng cao năng suất làm việc, xác lập mục tiêu, có những cuộc trò chuyện thực sự ý nghĩa và trao quyền để giúp nhân viên và đội nhóm đạt được những mục tiêu kỳ vọng.
Theo khảo sát của Coach For Life với hơn 100 tổ chức cho kết quả hơn 90% nhận thấy rằng Coaching giúp khai phóng tiềm năng của nhân viên, gia tăng hiệu suất cá nhân và đội nhóm, nhân viên chủ động và chịu trách nhiệm, gắn kết với tổ chức. Thay vì tập trung vào điểm yếu của nhân viên, nhà lãnh đạo có kỹ năng coaching sẽ đặt câu hỏi để nhân viên tự tìm ra giải pháp cho vấn đề, thúc đẩy tinh thần học tập, cầu tiến qua làm việc nhóm.
8 kỹ năng coaching mà lãnh đạo nên thành thạo
Trong phần này, Coach For Life sẽ gợi ý cho bạn 8 kỹ năng coaching mà mọi cấp lãnh đạo nên có để điều hành đội nhóm tốt hơn.
1, Kỹ năng lắng nghe
Luyện tập kỹ năng lắng nghe là chìa khóa để giao tiếp hiệu quả trong môi trường công sở và cuộc sống. Khi không toàn tâm chú ý, ta rất dễ bỏ qua những chi tiết nhỏ tạo nên câu chuyện hoàn chỉnh của đối phương, từ đó dẫn đến những giả định, hiểu lầm và cách giải quyết không hợp tình hợp lý.
Dưới đây là 3 yếu tố tạo nên kỹ năng lắng nghe chủ động, toàn diện cho bộ kỹ năng coaching của người lãnh đạo:
Đồng cảm: Lắng nghe với sự đồng cảm giúp người lãnh đạo thấu hiểu được trải nghiệm và quan điểm của người khác. Khi lắng nghe nhân viên biểu lộ cảm xúc, hãy tượng tượng bạn là họ hoặc nghĩ về những trải nghiệm chứa cảm xúc tương tự của mình. Điều này giúp người lãnh đạo giữ một tâm trí cởi mở và bỏ qua những thành kiến của bản thân.
Tư duy: Lắng nghe tư duy là khi người lãnh đạo sử dụng tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề để phân tích ý chính, nhìn ra bức tranh toàn cảnh và cân nhắc các giải pháp. Lắng nghe tư duy sẽ phát huy tối đa công dụng khi được áp dụng trong giải quyết xung đội hoặc những vấn đề phức tạp của doanh nghiệp.
Phân biệt: Nhà lãnh đạo sẽ lắng nghe những gì mà nhân viên đang giao tiếp bằng lời, sự im lặng, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể, cảm xúc, với mục đích hiểu được niềm tin và mối quan tâm tiềm ẩn, động lực và sự cam kết của họ.
2, Kỹ năng đặt câu hỏi
Bản chất của coaching là không đưa ra lời khuyên, do đó, khi một nhà lãnh đạo muốn ứng dụng kỹ năng coaching vào quản lí đội nhóm, người đó buộc phải học cách đặt câu hỏi thay vì đưa ra giải pháp có sẵn cho nhân viên của mình. Đặt câu hỏi là kỹ năng ai cũng đã và đang thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, đặt câu hỏi hiệu quả, mạnh mẽ, khơi gợi được nhận thức mới mẻ cho nhân viên… lại là điều cần phải học tập và rèn luyện, chứ không tự nhiên mà có.
Một số bài viết liên quan đến kỹ năng đặt câu hỏi trong Bản tin hàng tuần “Leader As Coach” của CFL mà bạn có thể tham khảo:
3, Kỹ năng đồng cảm (Empathy)
Sự đồng cảm là chìa khóa dẫn chúng ta đến với những mối quan hệ khăng khít, lành mạnh thông qua việc lắng nghe không phán xét, cởi mở đón nhận những góc nhìn hay trải nghiệm của đối phương và phản hồi bằng cảm xúc chân thành.
Khi người lãnh đạo tiếp cận nhân viên của mình bằng sự đồng cảm, ta sẽ hiểu lí do đằng sau mỗi quyết định hay hành động của họ trong các tình huống khác nhau, đồng thời học cách đối xử với họ bằng cách tích cực. Khi lắng nghe một nhân viên chia sẻ về trải nghiệm khó khăn của họ, người lãnh đạo đồng cảm sẽ biết cách lắng nghe không phán xét, không vội vàng đưa lời khuyên trên quan điểm cá nhân, không trách móc hay mất tập trung khi đối phương đang nói,...
4, Giữ sự tò mò tử tế
“Tò mò tử tế” là tò mò để hiểu, hỗ trợ và phát triển thay vì chỉ để thỏa mãn tính hiếu kì hay phán xét. Là một nhà lãnh đạo có kỹ năng coaching, bạn cần giữ trong mình sự tò mò tử tế trên cả 2 khía cạnh: Công việc và Con người.
Người lãnh đạo luôn tò mò, tìm tòi cách làm mới công việc sẽ dẫn lối cho những đột phá trong kết quả kinh doanh và thúc đẩy đội nhóm của mình không ngừng học hỏi, phát triển để khai phá tiềm năng bản thân và đội nhóm. Bởi tính tò mò tử tế của người lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng và tạo không gian an toàn cho nhân viên đề xuất ý tưởng, giải pháp của mình. Bên cạnh đó, trong giao tiếp thường ngày, một người lãnh đạo có sự tò mò tử tế thường sẽ chú ý hơn đến những dấu hiệu bất ổn của nhân viên, từ đó chủ động tiếp cận để cùng tìm cách giải quyết. Sự tín nhiệm và thấu hiểu lẫn nhau được gia tăng, góp phần xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và hiệu suất làm việc vượt trội.
5, Kỹ năng phản hồi (Feedback)
Phản hồi là một thành tố không thể thiếu trong sự phát triển của mỗi cá nhân, đặc biệt là với nhà lãnh đạo muốn thành thục kỹ năng coaching. Trên thực tế, 65% nhân viên mong muốn được nhận thêm nhiều phản hồi từ cấp trên bởi những phản hồi phù hợp sẽ giúp họ phát triển bản thân, nâng cao kỹ năng và gia tăng hiệu quả công việc. Khi xây dựng văn hoá phản hồi hiệu quả, chất lượng các cuộc trò chuyện trong công ty bạn sẽ được cải thiện, đội nhóm có sự cởi mở và liên tục phát triển, bản thân lãnh đạo cũng có thêm nhiều thông tin và nhiều cơ hội để hỗ trợ nhân viên của mình, từ đó nâng tầm ảnh hưởng khi làm lãnh đạo.
Coach For Life đã có một bài viết chi tiết về “Phản hồi hiệu quả”, các nhà quản lý, lãnh đạo có thể tham khảo tại: Phản hồi thế nào cho hiệu quả - Những gợi ý cho lãnh đạo tạo ảnh hưởng
6, Tư duy phát triển (Growth mindset)
Tư duy phát triển là yếu tố bắt buộc cần có của một nhà lãnh đạo thành công. Nhà lãnh đạo có tư duy phát triển sẽ trao cơ hội cải thiện bản thân nhiều hơn cho nhân viên của mình, cởi mở và khoan dung hơn với những sai sót do thấu hiểu rằng ai cũng có điểm cần và có thể cải thiện.
Tư duy phát triển của nhà lãnh đạo sẽ góp phần tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh, thúc đẩy nhân viên của mình không ngại thử, sai và chịu trách nhiệm với phần việc của mình. Bản chất của kỹ năng coaching vốn là tin vào khả năng chuyển hóa tích cực của người được coach, và tư duy phát triển là nền móng quan trọng giúp xây dựng sự tin tưởng này của người lãnh đạo với nhân viên của mình.
7, Trí thông minh cảm xúc
Nhà lãnh đạo với chuyên môn tốt sẽ là nhà lãnh đạo giỏi, nhưng họ sẽ không trở thành nhà lãnh đạo tài ba nếu thiếu đi trí tuệ cảm xúc. Mặc dù không quá “hiện hữu” như các kỹ năng khác trong quá trình coach, nhưng trí tuệ cảm xúc của người lãnh đạo lại có thể ảnh hưởng lên kết quả công việc, cách định hình môi trường làm việc của họ và đội nhóm.
Trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu cảm xúc. Những người có trí tuệ cảm xúc cao hiểu cảm giác và cảm xúc có thể tác động đến suy nghĩ, hành vi và hành động như thế nào. Vì vậy, khi một nhà lãnh đạo muốn ứng dụng kỹ năng coaching vào quản lý đội nhóm, việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc là cần thiết để hiểu cách các thành viên trong nhóm sẽ phản ứng với một quyết định, quy trình hoặc dự án nhất định thế nào. Bên cạnh đó, trí tuệ cảm xúc còn giúp các nhà lãnh đạo trở nên vững vàng hơn khi đối diện với thách thức. Và cuối cùng, không có cách nào ngăn chặn mâu thuẫn phát sinh tốt hơn một môi trường làm việc được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và tôn trọng cảm xúc đôi bên, mà người lãnh đạo cần tiên phong làm mẫu.
Đọc thêm:
8, Hành động với sự chân thành
Lãnh đạo bằng kỹ năng coaching đòi hỏi nhà lãnh đạo có sự tập trung chân thành vào cá nhân cần giúp đỡ và hành động từ mong muốn giúp đỡ thực sự. Mặc dù mục đích cuối cùng là tăng hiệu suất và chất lượng công việc, thúc đẩy động lực, đột phá tiềm năng đội nhóm, nhưng để đạt được điều đó, nhà lãnh đạo buộc phải có hình ảnh đáng tin cậy và tầm ảnh hưởng tích cực với đội nhóm của mình. Mọi nhân viên sẽ đều sẵn lòng đi theo những người lãnh đạo không có động cơ thầm kín và quan tâm chân thành đến người khác. Sự chân thành, thiện chí và đáng tin cậy của người lãnh đạo còn được thể hiện ở đam mê công việc, khiêm tốn trong khả năng của mình và sự kiên nhẫn với nhân viên.
Làm thế nào để phát triển kỹ năng coaching
Để phát triển kỹ năng coaching, nhà lãnh đạo nên có đủ 3 yếu tố: Kiến thức cơ bản, Kinh nghiệm thực hành và Đồng hành.
Học bài bản từ nền tảng
Nhà lãnh đạo không cần trở thành một chuyên gia khai vấn chuyên nghiệp để có thể ứng dụng coaching trong công việc quản lý. Nhưng việc nắm vững bản chất và tác động tích cực của coaching sẽ giúp tạo động lực cho nhà lãnh đạo, giúp nhà lãnh đạo tự thiết kế được lộ trình học tập, rèn luyện đúng hướng và phù hợp nhất với bản thân.
Dưới đây là một số gợi ý Coach For Life dành cho các nhà lãnh đạo lần đầu tiếp xúc và tìm hiểu về lãnh đạo bằng kỹ năng coaching:
Thực hành và quan sát liên tục
Khi đã nắm vững hiểu biết cơ bản, nhà lãnh đạo cần thực hành kỹ năng coaching và quan sát, soi chiếu liên tục quá trình đó. Thông qua thực hành, nhà lãnh đạo sẽ đào sâu vào tình hình đội nhóm, đúc rút được cho bản thân đâu là những kĩ năng cần thiết dành riêng cho đội nhóm của mình. Và chỉ có thông qua thực hành, các kỹ năng trên mặt giấy mới có thể tạo nên tác động thực.
Khi muốn bắt đầu áp dụng kỹ năng coaching vào quản lý đội nhóm, nhà lãnh đạo hãy thông báo rộng rãi, thẳng thắn và chân thành về kế hoạch này của mình tới toàn thể nhân viên. Mọi sự thay đổi đều cần thời gian để làm quen, do đó, nhà lãnh đạo trong thời gian đầu cũng cần liên tục quan sát phản ứng nhân viên và đo lường hiệu quả. Bên cạnh đó, phản hồi từ nhân viên là nguồn hữu ích để soi chiếu nỗ lực coaching, lãnh đọa hãy tạo không gian an toàn để mời gọi nhân viên trao cho mình những phản hồi chân thành, thật nhất.
Đọc thêm:
Tìm kiếm người đồng hành
"Ai cũng cần một người Coach" đây là câu nói của Bill Gate trong một buổi Ted Talk. Kể cả những chuyên gia khai vấn chuyên nghiệp, để thực hành coach một cách tốt nhất cũng cần có sự đồng hành của coach supervisor.
Có người đồng hành là một người có chuyên môn, kinh nghiệm khai vấn và thấu hiểu về lãnh đạo như một coach chuyên nghiệp sẽ giúp hành trình học và ứng dụng kỹ năng coaching của các nhà lãnh đạo trở nên dễ dàng hơn. Không những là địa chỉ tham vấn chuyên môn, chuyên gia khai vấn chuyên nghiệp còn đóng vai trò như chỗ dựa về tinh thần, giúp các nhà lãnh đạo giải quyết vấn đề cá nhân và trong quá trình thực hành kỹ năng coaching với đội nhóm.
Với những tác động tích cực mà coaching mang lại, đây thật sự là kỹ năng mọi nhà lãnh đạo nên sở hữu và thường xuyên trau dồi. Coach For Life có chương trình Leader As Coach - Nơi những chuyên gia khai vấn chuyên nghiệp của chúng tôi cung cấp cho nhà lãnh đạo đủ cả 3 yếu tố: Hệ thống kiến thức, kinh nghiệm thực hành và Đồng hành. Khóa mới sẽ khai giảng nắm 2024 tới, bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết tại ĐÂY.
Коментарі